[Hệ thống eLearning] Kinh nghiệm triển khai hệ thống eLearning cho doanh nghiệp

Đây là bài viết bạn không thể bỏ qua, nếu có ý định triển khai hệ thống eLearning (Đào tạo trực tuyến) cho doanh nghiệp của mình. Bạn viết là sự đúc kết kinh nghiệm từ hơn 2,400 dự án eLearning mà ProSeeds đã triển khai cho các khách hàng của mình từ Nhật Bản đến Việt Nam.

hệ thống eLearning

Thông thường, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều băn khoăn trong lần đầu triển khai các giải pháp đào tạo trực tuyến như phần mềm LMS, sẽ có 2 câu hỏi lớn:

  • Các yếu tố tạo thành hệ thống eLearning của doanh nghiệp?
  • Triển khai và xây dựng hệ thống eLearning sao cho hiệu quả và phù hợp?

.  .  .

I) Các yếu tố tạo thành hệ thống eLearning của doanh nghiệp?

Theo như kinh nghiệm của mình khi đã triển khai giải pháp eLearning cho hơn 2000 khách hàng tại thị trường Nhật Bản và Việt Nam, một hệ thống eLearning lý tưởng cho bất kỳ doanh nghiệp nào cần có 3 yếu tố sau:

    • Hệ thống quản lý học tập (LMS)
    • Phần mềm thiết kế bài giảng (Authoring tools)
    • Giảng viên/ Đào tạo viên có chuyên môn (Subject matter expert)

Có một số lầm tưởng rằng, khi thuê hay mua phần mềm LMS, doanh nghiệp đã sở hữu một hệ thống đào tạo eLearning. Thực chất, phần mềm LMS là một yếu tố cần có trong hệ thống eLearning của doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng ProSeeds tìm hiểu về 3 yếu tố chủ cấu thành nên một hệ thống eLearning cho doanh nghiệp. 

Hãy sử dụng hình ảnh minh họa của một nhà máy để có thể dễ hình dung sự liên kết của các yếu tố trong hệ thống eLearning của doanh nghiệp.

A- Hệ thống quản lý học tập (LMS):

phần mềm lms

Đầu tiên là, Hệ thống quản lý học tập (LMS); hệ thống này còn được gọi với cái tên đơn giản hơn là phần mềm LMS, là một phần mềm có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hoạt động đào tạo trực tuyến của mình.

Hệ thống quản lý học tập (LMS) sẽ được ứng với hình ảnh của kho chứa hàng nhằm bào quản, lưu trữ, phân phối các nội dung đào tạo được thiết kế.

Một số chức năng chính của các phần mềm LMS có thể hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các khóa học trực tuyến, thực hiện các bài kiểm tra online, cung cấp chứng chỉ, thực hiện các báo cáo để đánh giá độ hiệu quả của hoạt động đào tạo, v.v.

Trên thị trường hiện nay, Hệ thống quản lý học tập (LMS) có 2 loại chính:

  • Phần mềm LMS mã nguồn mở (vd: Moodle)
  • Phần mềm LMS bản thương mại (vd: phần mềm LMS LearningWare của ProSeeds)

Tùy vào ưu điểm và khuyết điểm của từng loại hình và nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp tại thời điểm triển khai phần mềm, mà cần đưa ra quyết định để chọn loại phần mềm phù hợp.

Đối với loại hình phần mềm LMS bản thương mại, khi triển khai doanh nghiệp còn cần phải cân nhắc về phương án triển khai như việc thuê phần mềm (Cloud-based) hay mua bản quyền và cài đặt trực tiếp lên máy chủ của doanh nghiệp (On-premise).

B- Phần mềm thiết kế bài giảng:

hệ thống elearning

Đến với yếu tố thứ 2, Phần mềm thiết kế bài giảng, nếu như phần mềm LMS là hình của nhà kho thì Phần mềm thiết kế bài giảng sẽ là nhà máy sản xuất bao gồm các máy móc, thiết bị để làm nên thành phẩm để làm mình họa. 

Nếu như vậy, thì các bài giảng sẽ được thiết kế hay sản xuất như thế nào?

Phần mềm thiết kế bài giảng, thực chất không phải là những phần mềm quá cao siêu, mà có thể chỉ đơn giản là những phần mềm chúng ta vẫn hay dùng thường ngày như Word, Powerpoint, Google Doc, Google Slide, etc.

Cho tới những phần mềm mang những tính năng cao cấp hơn, giúp doanh nghiệp tạo ra các nội dung tương tác, gamification thì chúng ta sẽ có iSpring suite, Adobe Captivate, etc.

Đối với doanh nghiệp, sẽ có nhiều lựa chọn để thực hiện việc này, tùy vào giai đoạn của mình mà doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Vào thời điểm đầu tiên, khách hàng của ProSeeds thường sẽ bắt đầu với những phần mềm Powerpoint để tạo ra các video bài giảng từ các slide đào tạo, để từng bước đánh giá độ hiệu quả của giải pháp.

Sau đó, nếu đã thành thạo, và quyết tâm với giải pháp, doanh nghiệp sẽ chi mạnh tay hơn cho những phần mềm thiết kế bài giảng cao cấp hơn như nếu ở trên.

Ở thị trường, hiện có rất nhiều phần mềm như vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc về các ưu điểm, nhược điểm về mức chi phí, độ phức tạp khi sử dụng trước khi đưa ra quyết định. 

Tuy nhiên, nếu do yếu tố nguồn nhân lực, phần thiết kế bài giảng này có thể được giao cho một đối tác bên ngoài có chuyên môn về lĩnh vực nêu trên.

C- Giảng viên/ Đào tạo viên có chuyên môn (SME):

SME - thiết kế bài giảng điện tử-hệ thống eLearning

Có một lầm tưởng rằng, doanh nghiệp chỉ cần sở hữu các phần mềm thiết kế cao cấp, thì nội dung của họ sẽ tự động hay, sinh động, thu hút người học hơn. 

Thực tế lại không như vậy, phần mềm chỉ như là các công cụ hỗ trợ chúng ta chế biến ra những thành phẩm có chất lượng tốt mà thôi, phần nhiều vẫn sẽ phụ thuộc vào chuyên môn, tay nghề của người sản xuất ra các nội dung này..

Quay lại ví dụ minh họa, phần mềm LMS là nhà kho, phần mềm thiết kế bài giảng là nhà máy sản xuất bao gồm các thiết bị, máy móc để sản xuất ra thành phẩm, thì các SME là chuyên gia giúp góp phần tạo nên sự thành công, hấp dẫn của một khóa học online.

Khi thiết kế bài giảng online, hiệu ứng, hình ảnh bắt mắt thôi thì chưa đủ, nội dung của bài giảng đó phải được thiết kế khoa học, vào trọng tâm, sát với công việc của người học, đây là yếu tố quyết định phần lớn. 

Ngoài nội dung của khóa học ra, SME cần là một người nắm bắt tốt tâm lý của người học, và biến tấu cách dạy để phù hợp với văn hóa học của nhân viên và doanh nghiệp.

.  .  .

II) Triển khai và xây dựng hệ thống eLearning sao cho hiệu quả và phù hợp?

Đối với doanh nghiệp, việc triển khai ra sao cho đúng phù thuộc nhiều vào điều kiện và khả năng của doanh nghiệp tại thời điểm đó. 

Do đó, rất quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ về mình khi triển khai giải pháp eLearning.

Lựa chọn 1:

Nếu doanh nghiệp của bạn có khả năng vững vàng về mặt tài chính và nhân lực thì việc đầu tư và triển khai cho cả ba yếu tố cùng một lúc là một trường hợp lý tưởng.

Lựa chọn 2:

Nếu ngược lại, doanh nghiệp của bạn có thể chia ra nhiều giai đoạn và tập trung trước vào các nội dung đào tạo; vì suy cho cùng yếu tố đem lại ảnh hưởng nhiều nhất về kết quả đào tạo vẫn luôn là nội dung; chính là bao gồm 2 yếu tố SME và phần mềm thiết kế bài giảng. 

Sau khi hệ thống bài giảng đã ổn định, giờ đây doanh nghiệp của bạn sẽ chuyển hướng đến việc triển khai phần mềm LMS.

.  .  .

III) Tạm kết

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng đi qua và tìm hiểu một cách khái quát về cách xây dựng hệ thống eLearning cho doanh nghiệp. 

Trong loạt bài tiếp theo, ProSeeds sẽ tiếp tục cho ra mắt các bài viết chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp eLearning, các bạn hãy chờ và đón xem nha.

Ngoải ra, để có thể nhận được các tư vấn chi tiết hơn trong việc triển khai giải pháp eLearning cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với ProSeeds qua số điện thoại (0379996087) hoặc email (customer@pro-seeds.com.vn)

PROSEEDS VIETNAM cung cấp giải pháp về phần mềm E-learning và phát triển nội dung đào tạo trực tuyến cho hơn 2000 công ty, tập đoàn.

HOẶC LIÊN HỆ HOTLINE 0379996087

Bài viết liên quan: