Phần Mềm LMS: Điều Bạn Chắc Chắn Chưa Biết

Qua bài viết này, hãy cùng ProSeeds tìm hiểu những điều thú vị và chắc chắn bạn chưa viết về phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến LMS.

Như đã đề cập ở bài  “Những Điều Doanh Nghiệp Cần Biết Trước Khi Sử Dụng LMS”, nhìn chung LMS được chia thành 2 dạng chính; thứ nhất là những phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở (Open source code), thứ 2 đó chính là những phần mềm LMS thương mại

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tình hiểu chi tiết hơn về tính chất của những phần mềm này để giúp doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn phương án phù hợp khi triển khai LMS vào hoạt động đào tạo của mình.

Bài viết sẽ cùng bạn đi qua các điểm chính như sau:

A- Phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở (Open source)

  • 1- Phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở (Open-source) là gì? Ví dụ?
  • 2- Những lợi ích và bất lợi của phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở (Open source)

B- Phần mềm LMS phiên bản thương mại (phương án On-premise và Cloud-based)

  • 1- Phần mềm LMS phiên bản thương mại là gì? Ví dụ?
  • 2- Phương án triển khai phần mềm LMS phiên bản thương mại?
  • 3- Điểm lợi và bất lợi của từng phương án triển khai phần mềm LMS phiên bản thương mại

.  .  .

A- Phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở (Open source)

1- Phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở (Open-source) là gì? Ví dụ?

Loại phần mềm LMS này là phần mềm được xây dựng dựa trên việc sử dụng các mã nguồn mở có sẵn, về tính chất những mã nguồn này có thể dễ dàng được xem và thay đổi bởi công chúng.  

Sau đây là một số những cái tên tiêu biểu của phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở như Moodle, ATutor, Eliademy, Forma LMS, etc.

2- Những lợi ích và bất lợi của phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở (Open source):

Những phần mềm LMS này, mang lại 2 lợi ích chính cho người dùng của nó, thứ nhất đó chính là việc tiết kiệm chi phí, chi phí để sử dụng đa phần là miễn phí, nếu có thì sẽ là rất rẻ nếu như chúng ta so sánh với các phần mềm LMS thương mại. 

Thêm vào đó, các phần mềm LMS mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp thoải mái trong việc tùy chỉnh phần mềm theo mong muốn và nhu cầu của mình.

a- Nguy cơ về bảo mật của phần mềm:

Về mặt bất lợi, vấn đề an ninh có lẽ là một trong những yếu tố người dùng cần lưu tâm khi sử dụng các phần mềm này, do những mã nguồn để xây dựng phần được “mở” với công chúng.

Nên sẽ khó tránh khỏi việc phần mềm bị xâm nhập trái phép (hack), nhiễm virus, điều này có lẽ gây ra việc mất hay thất thoát dữ liệu của doanh nghiệp và cũng như là gây ra sự khó chịu cho người sử dụng. 

b- Trải nghiệm của người dùng không tối ưu:

Hơn thế nữa, đôi khi giao diện của những phần mềm thường  không thân thiện với người dùng, vì những giao diện sẽ được tối giản hết mức có thể tập trung đáp ứng các chức năng và hiệu năng cho người dùng. 

Do đó, để có thể thành thạo việc sử dụng những phần mềm này sẽ tốn nhiều thời gian.

c- Thắc mắc không được giải quyết nhanh chóng và chính xác:

Hơn hết, một bất lợi nữa của việc sử dụng những phần mềm LMS mã nguồn mở là khả năng hỗ trợ người dùng, một số phần mềm cung cấp hạn chế các gói hỗ trợ khách hàng và các diễn đàn là nơi người dùng thường có thể tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mình gặp phải, tuy nhiên sẽ tốn nhiều thời gian và cũng như không đảm bảo được độ chính xác của câu trả lời, vì hầu hết những câu trả lời đều đến từ những người cùng sử dụng phần mềm. 

Khi mà bạn gặp phải lỗi khi những phần mềm này được cập nhật, bạn sẽ phải tốn một khoản thời gian lâu hơn để có được câu trả lời cho vấn đề của mình. 

Mặt khác những phần mềm LMS phiên bản thương mại đa phần có những dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, khách hàng có thể nhanh chóng liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng của các công ty này để có được các giải pháp cho vấn đề của mình.

.  .  .

B- Phần mềm LMS phiên bản thương mại (phương án On-premise và Cloud-based):

1- Phần mềm LMS phiên bản thương mại là gì? Ví dụ?

Những phần mềm LMS thương mại, thường là những phần mềm mà mã nguồn được “đóng” với công chúng, do đó giúp tăng cường tính bảo mật và khiến người dùng an tâm khi sử dụng. 

Một số cái tên tiêu biểu về các phần mềm LMS thương mại chính là 

2- Phương án triển khai phần mềm LMS phiên bản thương mại?

Khi sử dụng các phần mềm LMS thương mại, doanh nghiệp có thể chọn lựa 2 hình thức sau để triển khai đó chính là

  1. Cloud-based: Còn gọi là SaaS (Software-as-a-Service) doanh nghiệp sử dụng phần mềm  thông qua hệ thống máy chủ và hạ tầng liên quan của đơn vị cung cấp. Có thể nói nôm na là thuê phần mềm để sử dụng.
  2. On-premise: Hình thức cài đặt trực tiếp phần mềm vào hệ thống máy chủ và hạ tầng công nghệ mà doanh nghiệp sở hữu. Thường gọi với cái tên bình dân là mua đứt phần mềm.

3- Điểm lợi và bất lợi của từng phương án triển khai phần mềm LMS phiên bản thương mại:

Để có thể lựa chọn một phương án triển khai phù hợp, trước hết chúng ta cần phải hiểu về tính chất, lợi ích và bất lợi của từng loại hình ra sao. 

a- Phương án triển khai On-premise

Đối với On-premise, khi được cài đặt trực tiếp tại máy chủ của doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp dễ dàng khả năng kiểm soát vấn đề bảo mật của phần mềm LMS, mở rộng hệ thống và cũng như là tuỳ chỉnh theo mong muốn của mình.

Tuy nhiên để có thể làm được điều đó, và cũng được coi như là bất lợi của hình thức này đó chính là doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ IT có kinh nghiệm để quản lý hệ thống, thêm vào đó doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian (12 tháng) để có thể triển khai phương án này, tốn các chi phí để chi trả và quản lý phần cứng, phần mềm, server và các thiết bị liên quan khác.

b- Phương án triển khai Cloud-based

Ở mặt khác, hình thức Cloud-based lại đem lại nhiều sự tiện lợi hơn cho doanh nghiệp khi triển khai theo phương án này, trái ngược với On-premise, doanh nghiệp sẽ không cần có một đội ngũ nhân sự IT có kinh nghiệm, vì những việc như bảo trì, quản lý, nâng cấp khi có bản cập nhật mới đã được nhà cung cấp giải quyết.

Ngoài ra, chi phí triển khai những dự án này sẽ thấp và tốn ít thời gian hơn so với On-premise (3-6 tháng). 

Tuy nhiên một điều được xem như bất lợi của Cloud-based chính là doanh nghiệp không thể tùy chỉnh hệ thống theo ý muốn mà sẽ cần phải thông qua nhà cung cấp dịch vụ.

.  .  .

C- Tạm kết:

Tổng quan, đây là những điều doanh nghiệp cần lưu ý trước khi sử dụng các phần mềm LMS cho hoạt động đào tạo của mình. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm các giải pháp Elearning như phần mềm LMS, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại (0379996087) hoặc email (customer@pro-seeds.com.vn) để được tư vấn miễn phí. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể truy cập website của PROSEEDS VIETNAM tại https://pro-seeds.com.vn/

Nguồn hình ảnh sử dụng – Freepik

PROSEEDS VIETNAM cung cấp giải pháp về phần mềm E-learning và phát triển nội dung đào tạo trực tuyến cho hơn 2000 công ty, tập đoàn.

HOẶC LIÊN HỆ HOTLINE 0379996087

Bài viết liên quan: